Xử lý tường ẩm mốc không hề khó với những cách thông dụng sau đây

81 / 100

Tường bị ẩm mốc là vấn đề rất dễ gặp phải trong mùa mưa lạnh. Hiện tượng này không chỉ làm mất thẩm mỹ cho căn nhà mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Đồng thời còn tác động lớn tới kiến trúc của căn nhà. Cùng HITA tham khảo một số cách xử lý tường ẩm mốc dưới đây để khắc phục các vấn đề trên nhé.

Vì sao tường bị ẩm mốc? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tường bị ẩm. Do đó bạn cần phải xác định cụ thể đâu là lý do chính dẫn đến tình trạng này.

Hệ thống đường ống nước sinh hoạt gia đình bị rò rỉ

Một nguyên nhân nhiều gia đình mắc phải đó là ống nước kém chất lượng, rò rỉ nước ra ngoài trong suốt quá trình sử dụng. Lâu dần, việc nước bị rỉ ra sẽ thấm vào các mảng tường và tạo nên những vết mốc đen, không đều màu. Với những gia đình có nguồn nước bị nhiễm phèn, kim loại, các mảng tường sẽ không chỉ bị mốc mà còn có màu ố vàng, rất mất thẩm mỹ.

Ống nước rò rỉ làm tường bị ẩm mốc
Ống nước rò rỉ làm tường bị ẩm mốc

Không tiến hành các phương pháp chống thấm cho căn nhà

Hiện nay, hầu hết các căn nhà khi được thiết kế và phác thảo bản vẽ đều được lên ý tưởng bộ phận chống thấm để tránh tường bị thấm nước. Nếu căn nhà của bạn thiếu mất phần quan trọng này, chắc hẳn nó sẽ bị ẩm mốc khi ở lâu ngày. Các biện pháp chống thấm có thể kể đến như sơn chống thấm, sika, giấy chống thấm,…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chống thấm tường cực hiệu quả cho mùa mưa bão

Nhà cũ, chất lượng xuống cấp

Một nguyên nhân tiếp theo cũng có thể khiến tường ẩm mốc đó là chất lượng nhà bị xuống cấp. Khi ở và sử dụng lâu năm, căn nhà sẽ không còn được chất lượng như ban đầu bởi nó chịu tác động từ nhiều phía. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc, chất lượng căn nhà. Dẫn đến tính trạng hệ thống chống thấm không hoạt động tốt, gây ra tình trạng ẩm mốc.

Nhà cũ cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị mốc
Nhà cũ cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị mốc

Tường bị mốc có tác hại như thế nào?

Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng nấm mốc sẽ vô hại nếu chúng ta không ăn phải nó. Ít ai biết rằng các vết mốc nhỏ bé đó có thể gây hại cả đáng kể.

Đối với sức khỏe con người

Nấm mốc có thể lan tỏa ra không khí và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, hen suyễn, dị ứng nấm mốc gồm sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi,…

Đối với nhà ở

Hiện tượng ẩm mốc tường cũng gây ra một số tác hại ảnh hưởng đến nhà ở:

  • Gây mất mỹ quan
  • Làm cho tường nhà bị mục ẩm. Lâu dần ngôi nhà sẽ dễ bị bong tróc vữa hồ, gạch xây…
  • Đồ đạc trong nhà sẽ bị bẩn nếu các mảng tường ẩm bị bong tróc
  • Tốn kém chi phí để khắc phục, sửa lại

Các cách xử lý tường ẩm mốc dễ dàng thực hiện

Vậy tường bị ẩm mốc phải làm sao, làm cách nào để đánh bay được những vết mốc đen xấu xí đó? Sau đây là một số cách xử lý tường ẩm mốc dễ dàng áp dụng và mang lại hiệu quả cao bạn có thể tham khảo.

Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng để xử lý mốc tường

Đây là biện pháp tẩy các vết ố vàng, mảng đen bám trên tường do nấm mốc được nhiều gia đình áp dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất tẩy mốc đầy đủ vị trí như tường nhà, trần nhà, sân gạch,… Trong các loại nước tẩy này có các chất hoá học chuyên dụng, đảm bảo tiêu diệt được gốc các bào tử nấm mốc. Các loại chất tẩy mốc hữu ích và có giá cả phải chăng như là:

  • Hóa chất xử lý mốc tường SYK Mold Remover
  • Chất xử lý tường bị ẩm mốc Crocodile Moss Remover KCRE-00503 0.5 L
  • Chất tẩy sạch tường đa năng thương hiệu KIM&S WHITE OUT
Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng để xử lý mốc tường
Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng để xử lý mốc tường

Bạn có thể tham khảo và chọn lựa bất kì loại thuốc tẩy nào theo sở thích và nhu cầu của mình. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và các lưu ý của sản phẩm. Như vậy là đã đánh bay được các vết mốc cứng đầu rồi đấy!

Sử dụng sơn chống ẩm mốc

Ngoài chất tẩy thì sơn chống mốc cũng là một phương pháp khá được ưa chuộng và mang lại hiệu quả hữu ích. Cũng giống như sơn chống thấm, loại sơn chống mốc này vừa đem lại màu sắc đẹp, vừa có tác dụng chuyên biệt là chống nấm mốc tuyệt đối cho không gian nhà cửa.

Sử dụng sơn chống ẩm mốc
Sử dụng sơn chống ẩm mốc

Tuy nhiên khi thực hiện sơn tường bằng loại sơn này, bạn cần chú ý một vài thứ để đảm bảo sơn được phát huy tối đa tác dụng của nó:

  • Bước 1: Cạo sạch lớp sơn, vữa bị bong tróc ở tường cũ
  • Bước 2: Đảm bảo tường được khô, sạch sẽ và được xử lý nấm mốc bề mặt
  • Bước 3: Xử lý các lỗ hổng, khoảng trống không đồng đều do quá trình cạo sơn gây ra
  • Bước 4: Quét sơn chống thấm và chống kiềm lên bề mặt rồi sơn 2-3 lớp chống mốc

Giấy dán tường chống mốc – cách xử lý tường bị mốc rất hiệu quả

Bên cạnh sơn tường thì bạn có thể sử dụng các loại giấy dán tường chống mốc để khắc phục các mảng tường bị mốc trong nhà mình. Với cách làm này, chúng ta sẽ tiết kiệm được một khối lớn thời gian, không cần đầu tư nhiều như sơn nhà. Đặc biệt hiện nay, khi nhu cầu tăng cao và phát triển hơn rất nhiều, thị trường cho ra mắt đa dạng mẫu mã, màu sắc giấy dán chống mốc, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.

Giấy dán tường vừa chống ẩm mốc vừa nâng cao tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn
Giấy dán tường vừa chống ẩm mốc vừa nâng cao tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn

Tuy nhiên một nhược điểm của cách xử lý tường bị ẩm mốc đó là không áp dụng được cho nhiều không gian. Với những khu vực luôn tiếp xúc với nước như nhà tắm, nhà vệ sinh hay các nơi tường đã quá cũ và dột ẩm quá nhiều thì giấy dán tường không thể khắc phục được.

Thực hiện trát lại và xử lý toàn bộ các mảng tường bị ẩm, bong tróc nặng

Biện pháp này dành cho các trường hợp nặng hơn cần xử lý chuyên nghiệp, phức tạp và đòi hỏi thời gian hơn. Bạn cần loại bỏ các lớp vữa cũ đã mục, bong tróc rồi sử dụng lớp vữa mới để làm lại.

Để loại bỏ lớp vữa cũ, bạn chỉ cần sử dụng các dụng cụ như đục, máy khoan,… Bạn hãy lưu ý đảm bảo tường cần được làm mới luôn sạch và làm ẩm tường bằng nước sạch để tường có đủ độ ẩm cho các bước tiếp theo.

Tỉ lệ pha trộn vữa tốt nhất để trát lại tường là 1:3 hoặc 1:4 nhằm có độ dính giữa lớp tường cũ và lớp trát mới. Trong quá trình này, bạn nên làm cẩn thận từng bước một để tránh trường hợp nấm tái phát trở lại.

Trát lại và xử lý toàn bộ các mảng tường bị ẩm, bong tróc nặng
Trát lại và xử lý toàn bộ các mảng tường bị ẩm, bong tróc nặng

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu được làm thế nào để xử lý tường ẩm mốc qua bài viết trên đây rồi đúng không nào! Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn băn khoăn tường bị ẩm mốc phải làm sao. Đồng thời có thêm kiến thức và kinh nghiệm hơn trong cách xử lý tường bị ẩm mốc nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.