Những mẹo thiết kế toilet đẹp, tiện nghi cho mọi gia đình

Các lưu ý khi thiết kế cho nhà vệ sinh
69 / 100

Ngày xưa, nhà vệ sinh thường có thiết kế khá đơn giản, tính thẩm mỹ không cao. Hiện nay thì sự đẹp mắt của không gian này đã được chú trọng hơn rất nhiều. Để giúp bạn có một chiếc nhà vệ sinh vừa đẹp vừa tiện nghi, sau đây là mẹo thiết kế toilet chi tiết và các lưu ý trong quá trình xây dựng.

Mẹo thiết kế toilet diện tích nhỏ

Ngày nay, để tiết kiệm không gian, người ta thường thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Lúc này, các toilet chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu tiểu tiện, đại tiện nên có diện tích nhỏ, khá dễ xây dựng, cách thiết kế và cách lắp đặt các thiết bị cũng không quá phức tạp.

Thiết kế nhà vệ sinh với diện tích nhỏ
Thiết kế nhà vệ sinh với diện tích nhỏ

Với thiết kế WC nhỏ, bạn nên tạo được khoảng cách giữa cửa ra vào với bồn cầu bằng cách “chèn” lavabo, gương soi ở giữa. Nếu không gian không đủ sâu để làm như thế thì bạn có thể đơn giản là lắp đặt cửa chéo qua một bên để “giấu đi” bồn cầu. Ngoài ra, hướng bồn cầu không nên đối diện với cửa ra vào nhé.

Toilet tuy có thể nhỏ nhưng nếu biết sắp xếp hợp lý, bạn vẫn có thể để trang bị khá nhiều vật dụng tiện nghi. Lavabo, kệ để đồ và gương là những thứ rất nên có trong không gian nhà vệ sinh. Nếu muốn mở rộng không gian hơn, bạn có thể thiết kế tường dạng lõm vào để có bệ để đồ hoặc lắp đặt gương lớn trên tường.

Mẹo thiết kế nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm

Dạng toilet kết hợp phòng tắm khá được ưa chuộng đối với những căn hộ hay ngôi nhà ít người. Để tạo được sự vệ sinh, thoải mái và riêng tư, các nhà vệ sinh kết hợp thường sẽ “phân chia” khu vực bồn cầu với khu vực tắm bằng tường, gương, buồng tắm, vách ngăn hay đơn giản là lắp đặt các thiết bị khác ở chính giữa.

Nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm vẫn đang khá thịnh hành
Nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm vẫn đang khá thịnh hành

Có diện tích rộng hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều không gian hơn để người dùng trang trí cho nhà vệ sinh của mình. Theo lời khuyên của Hita thì bạn nên định ra một chủ đề cho nhà vệ sinh của mình (tất nhiên là nó phải phù hợp với tổng thể ngôi nhà nhé) sau đó lựa chọn hướng thiết kế phù hợp nhất. Hiện nay thì nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm kiểu Nhật đang khá được ưa chuộng đấy.

Mẹo thiết kế toilet cỡ lớn

Ở một số ngôi nhà hay công trình lớn như siêu thị, trường học, toilet được xây dựng khá rộng rãi, đủ để nhiều người sử dụng cùng một lúc. Việc quan trọng nhất trong khâu thiết kế lúc này đó là phải thống nhất được hướng xây dựng cho nhà vệ sinh – nếu không sẽ tốn rất nhiều chi phí sửa chữa.

Thiết kế nhà vệ sinh cỡ lớn, nhà vệ sinh công cộng thường thấy
Thiết kế nhà vệ sinh cỡ lớn, nhà vệ sinh công cộng thường thấy

trong các nhà vệ sinh lớn thì bồn cầu CAESAR khá được ưa chuộng do giá thành phải chăng và chất lượng tốt. Để được báo giá bệt vệ sinh CAESAR, bạn có thể liên hệ Hita theo đường dây nóng bên dưới.

Thông thường, những nhà vệ sinh cỡ lớn sẽ có phần chính diện (không gian khi vừa bước vào cửa) là khu vực lavabo rửa tay. Không gian sau đó sẽ mở rộng hai một hoặc cả hai bên với các thiết bị như bồn tiểu hoặc phòng vệ sinh chứa bồn cầu. Với nhà vệ sinh nam thì thường toilet sẽ có một dãy bồn tiểu và một dãy phòng vệ sinh.

Một vài lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh là một việc vừa đơn giản nhưng cũng khá là khó khăn. Để giúp bạn thông thạo cách thiết kế chỉ trong một bài viết gần như là không thể nên Hita sẽ mách bạn một vài lưu ý nhỏ để bạn có thể tự tin cùng đội ngũ xây dựng thảo luận về không gian nhà vệ sinh của mình nhé.

Các lưu ý khi thiết kế cho nhà vệ sinh
Các lưu ý khi thiết kế cho nhà vệ sinh
  • Thiết kế toilet sẽ cần cân nhắc khá nhiều đến việc lắp đặt đường ống. Bạn nên thống nhất mong muốn thiết kế của mình từ sớm để tránh phải sửa chữa quá nhiều.
  • Nếu muốn sử dụng thiết bị điện trong nhà vệ sinh, hãy cân nhắc lắp đặt thêm các đường dây dẫn điện âm tường. Đặt các ổ điện ở nơi khô ráo có nắp bảo vệ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Mỗi thiết bị vệ sinh đều có tiêu chuẩn lắp đặt riêng. Khoảng cách từ tâm lavabo đến tường là 38cm, Khoảng cách tâm bồn cầu đến tâm chậu rửa và tâm vòi sen là 76cm. Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến tường là 38cm. Hãy ghi nhớ các thông số này để đưa ra hướng thiết kế hiệu quả nhất.
  • Nên có không gian rộng ít nhất 53cm phía trước bồn cầu để dễ sử dụng.

Trên đây là các mẹo thiết kế toilet đẹp và tiện nghi cho mọi gia đình. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có được các thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu tư vấn bồn cầu bao nhiêu tiền hoặc đang tìm mua thiết bị vệ sinh, bạn có thể liên hệ Hita. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các sản phẩm chính hãng đầy đủ bảo hành với giá chiết khấu tốt nhất.