Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không – Lưu ý khi xây dựng

Các không gian phù hợp cho nhà vệ sinh
79 / 100

Hiện nay, những toilet đặt dưới chân cầu thang trở nên khá phổ biến. Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không? Có điều gì cần lưu ý khi thi công toilet dạng này? Trong bài viết sau, HERALD sẽ cùng bạn bạn giải đáp tất cả.

Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang – Ưu và nhược điểm

Ưu điểm nhà vệ sinh ở chân cầu thang

Hiện nay, việc tận dụng không gian bên dưới chân cầu thang để làm nhà vệ sinh đã không còn quá xa lạ. Cách xây dựng này đem lại khá nhiều ưu điểm, chẳng hạn như:

  • Tiết kiệm không gian nhà ở.
  • Gia tăng sự tinh tế, sang trọng cho ngôi nhà.
  • Thuận tiện cho người dùng sử dụng, đảm bảo được sự riêng tư.

Bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nhà vệ sinh dưới chân cầu thang được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cách xây dựng này cũng có điểm yếu của nó.

Nhược điểm nhà vệ sinh ở chân cầu thang

Vị trí dưới chân cầu thang rất khó lưu thông không khí, vậy nên nhà vệ sinh sẽ dễ bị ẩm mốc và lưu lại mùi hôi. Nếu không được dọn rửa thường xuyên, đây có thể sẽ trở thành nơi để vi khuẩn sinh sôi.

Quá trình xây dựng nhà vệ sinh ở chân cầu thang cũng khá là khó khăn, yêu cầu người thực hiện có kinh nghiệm vững vàng. Bạn nên tham khảo và tìm kiếm những đội thi công có uy tín để thực hiện xây lắp nhà vệ sinh.

Làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang có hợp với phong thủy?

Đặt nhà vệ sinh ở cầu thang không phù hợp với phong thủy. Chân cầu thang được cho là nơi thu hút dòng sinh khí tích cực của ngôi nhà. Khi nhà vệ sinh được đặt ngay dưới, nó sẽ hút hết sinh khí, hạn chế sức sống lẫn vận may của gia chủ.

Dù không phù hợp, vẫn có cách để xây dựng nhà vệ sinh ở chân cầu thang mà không ảnh hưởng đến phong thủy. Bạn có thể điều chỉnh không gian, bố trí các thiết bị lắp đặt, bổ sung các công cụ cần thiết cho toilet. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên liên hệ cả thầy phong thủy lẫn đơn vị xây lắp để bàn bạc và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang?
Về mặt phong thủy, có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang?

Những ngôi nhà thế nào có thể làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang?

Sở hữu nhiều ưu và nhược điểm, có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang hay không luôn là lựa chọn được nhiều người cân nhắc. Theo kinh nghiệm từ nhiều năm trong nghề, sau đây là một vài không gian nhà ở mà Herald tin rằng chúng phù hợp với dạng nhà vệ sinh này.

  • Những ngôi nhà diện tích nhỏ: nhà vệ sinh ở chân cầu thang sẽ giúp tiết kiệm không gian. Với những ngôi nhà gác lửng,nhà một tầng diện tích nhỏ, bạn có thể cân nhắc xây dựng toilet dạng này để ngôi nhà có thêm nhiều không gian hơn.
  • Nhà có nhiều tầng: Nhà càng nhiều tầng thì việc có nhiều là vệ sinh khá là cần thiết. Ở vị trí tầng trệt, nhà vệ sinh dưới cầu thang là lựa chọn tuyệt vời để không gian đầu tiên của ngôi nhà trông đẹp mắt, sang trọng mà vẫn đủ tiện nghi khi cần thiết.
  • Nhà dùng để cho thuê: Tại các thành phố lớn, tầng 1 của nhà thường sẽ được cho thuê làm shop bán đồ, văn phòng, v.v… Xây dựng nhà vệ sinh ở chân cầu thang giữ cho không gian gọn gàng, đẹp mắt. Người thuê có nhà vệ sinh riêng để sử dụng, không cần phải làm phiền đến chủ thuê.
Các không gian phù hợp cho nhà vệ sinh
Các không gian phù hợp cho nhà vệ sinh dưới chân cầu thang

Lưu ý trong quá trình thi công nhà vệ sinh bên dưới cầu thang

Khi xây dựng nhà vệ sinh bên dưới chân cầu thang, có một vài điểm cần lưu ý sau đây.

Trước khi thi công

Lựa chọn đội thi công uy tín, có kinh nghiệm: Xây dựng nhà vệ sinh ở chân cầu thang có thể tác động đến sự vững chãi của ngôi nhà. Để hạn chế những rủi ro không đáng có, bạn nên tìm đến các đơn vị thi công có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong công việc.

Lắp đặt hệ thống ống thoát khí hoặc lỗ thông gió riêng cho nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp căn phòng thoáng khí, sạch sẽ và ít âm khí hơn.

Trong khi thi công

Bố trí những thiết bị vệ sinh có kích thước vừa phải tại vị trí phù hợp: Nhà  vệ sinh ở chân cầu thang thường không quá rộng, vậy nên bạn cần ưu tiên những thiết bị có kích thước không quá lớn, dễ sử dụng và phù hợp với phong cách căn phòng. Vị trí lắp đặt thiết bị cũng nên được tính toán kỹ để việc thi công được dễ dàng, quá trình sử dụng sau này cũng thuận tiện hơn.

Lưu ý: Nếu có thể, tuyệt đối không đặt toilet đối diện cửa ra vào. Điều này vừa mất thẩm mỹ, vừa có tác động xấu đối với phong thủy. Nhà vệ sinh cũng không nên ở quá gần nhà bếp để tránh tình trạng mùi ảnh hưởng không gian.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, sàn nhà vệ sinh chân cầu thang nên có độ bám dính và chống trơn trượt. Gạch cũng nên có khả năng kháng khuẩn, dễ dàng cho việc vệ sinh chà rửa.

Sau khi thi công

Sau khi nhà vệ sinh đã hoàn thành, bạn nên chú trọng đến việc giảm bớt âm khí cho căn phòng. Một vài cách hữu hiệu có thể kể đến như:

  • Sử dụng đá thạch anh để hút bớt âm khí.
  • Trang bị máy hút mùi hoặc nến thơm cho phòng
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn rửa để phòng luôn sạch sẽ.
  • Giữ phòng luôn khô ráo để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang
Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang – những điều cần chú ý

Hình ảnh mẫu nhà vệ sinh xây bên dưới cầu thang

Để bạn có cái nhìn cụ thể hơn, sau đây là một vài hình ảnh các mẫu nhà vệ sinh xây dựng bên dưới chân cầu thang.

Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang
Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang ở những nhà không gian nhỏ
bồn cầu nên đặt nằm ngang
Trong nhà vệ sinh chân cầu thang, bồn cầu nên đặt nằm ngang nếu có đủ chỗ
Chân cầu thang có thể tận dụng làm nhiều việc
Chân cầu thang có thể tận dụng làm nhiều việc khác nhau
nhà vệ sinh dưới cầu thang có thể được mở rộng
Nếu không gian cho phép, nhà vệ sinh dưới cầu thang có thể được mở rộng
Tùy vào nhu cầu, nhà vệ sinh có thể trang bị thêm nhiều thiết bị
Tùy vào nhu cầu, nhà vệ sinh có thể trang bị thêm nhiều thiết bị vệ sinh khác nhau
Trang trí nhà vệ sinh đẹp mắt
Trang trí nhà vệ sinh đẹp mắt khiến ngôi nhà thêm phần thu hút

Trên đây là tất cả những gì Herald muốn truyền tải về việc có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có được quyết định phù hợp cho bản thân và ngôi nhà của mình nhé.